Kích thủy lực là gì? Cấu tạo, nguyên lý, cách hoạt động như thế nào?

Kích thủy lực là gì? Cấu tạo, nguyên lý, cách hoạt động như thế nào? Kích thủy lực được tạo ra do ứng dụng các quy luật của vật lý cơ học, hỗ trợ con người nâng các vật nặng có khối lượng lớn lên đến hàng ngàn tấn một cách dễ dàng. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về kích thủy lực. Để nắm được cấu tạo và nguyên lý hoạt động kích thủy lực mời các bạn cùng tham khảo bài viết dưới đây!

Kích thủy lực là gì? Cấu tạo, nguyên lý, cách hoạt động như thế nào?
Kích thủy lực là gì? Cấu tạo, nguyên lý, cách hoạt động như thế nào?

Kích thủy lực là gì?

Kích thủy lực hay còn được gọi là con đội thủy lực và kích thủy lực piston được sử dụng rộng rãi trong các nhà máy, xưởng sản xuất công nghiệp, hay trong đời sống hàng ngày. Cũng giống như với các thiết bị khác như bàn nâng thủy lực hay cầu nâng thì kích thủy lực là một công cụ không thể thiếu của lĩnh vực sửa chữa ô tô. Sở dĩ nó còn được gọi là kích thủy lực piston là do thiết bị hoạt động dựa vào piston cùng cơ chế áp suất.

Song dù được gọi với tên gọi nào thì nó cũng có một chức năng đó là nâng những vật có kích thước và trọng lượng lớn lên một cách chính xác và dễ dàng. Thiết bị này giúp con người giải quyết toàn bộ những khó khăn mà con người gặp phải khi nâng những vật cồng kềnh có trọng tải từ vài tấn trở lên. Ngày nay con người sử dụng kích thủy lực như một giải pháp tối ưu để nâng một vật nặng lên cao.

Cấu tạo kích thủy lực

Cấu tạo của kích thủy lực không quá phức tạp, về cơ bản thì nó gồm các bộ phận và chi tiết như sau:

  •  Khóa van
  •  Bình chứa chất lỏng thủy lực để thực hiện công
  •  Piston 1 và Piston 2

Các bạn có thể quan sát hình vẽ dưới đây để hiểu rõ hơn về cấu tạo của kích thủy lực.

Lưu ý:

– Kích thước của kích thủy lực và kích thước piston của nó vô cùng đa dạng, tùy vào quá trình thực hiện nâng và vật cần nâng mà sẽ sử dụng kích thước piston sao cho phù hợp.

– Chất lỏng được sử dụng cho kích thủy lực chính là dầu.

– Các bộ phận của kích thủy lực được sắp xếp và đấu nối dựa trên một thiết kế cố định nhằm tạo ra một kích hoàn chỉnh không bị lỗi.

– Để có thể tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển, lắp đặt, sử dụng và phù hợp với mọi không gian, các nhà sản xuất đã thiết kế sao cho kích thủy lực gọn nhẹ và có cấu tạo đơn giản nhất có thể.

– Kích thủy lực được sản xuất hoàn toàn từ thép hoặc hợp kim của của thép để đảm bảo sau có khả năng chịu được lực tốt nhất. Đồng thời giúp cho thủy lực thể chịu được quá tải trong một khoảng thời gian ngắn.

– Ngoài ra việc sử dụng thép hoặc hợp kim thép để chế tạo kích thủy lực còn giúp cho thiết bị có độ bền cao hơn không bị ăn mòn do oxi hóa hoặc do điều kiện thời tiết và môi trường.

Nguyên lý hoạt động của kích hủy lực?

Cũng giống như cấu tạo, nguyên lý vận hành của kích thủy lực cũng tương đối đơn giản, gần giống với cơ chế của một khẩu súng nước. Khi chúng ta dùng tay bóp cò của súng thì dòng nước bên trong súng sẽ chảy ngược lại, khi đó chúng ta đã tạo ra một lực đẩy. Dựa trên nguyên lý hoạt động này thì kích thủy lực chính là sự phóng đại nhiều lần của súng nước.

Nguyên lý kích thủy lực cụ thể như sau:

– Nguyên lý khi đẩy lên: Piston thứ 2 của thiết bị sẽ dịch chuyển 1 đoạn (gọi là L1) xuống phía dưới thì van số 3 lúc này sẽ đóng lại một cách nhanh chóng. Khi van số 3 đã đóng lại, dầu có trong bình công tác 1 sẽ di chuyển vào bên trong xi lanh và đi qua van 1 chiều số 4. Sau đó piston số 2 sẽ đẩy lên phía trước đoạn (gọi là L2)

– Nguyên lý khi hạ xuống: Lúc này piston 1 của thiết bị sẽ di chuyển lên phía trên một đoạn (L1), van một chiều số 4 sẽ đóng lại ngay lập tức. Sau đó piston số 2 sẽ được hạ xuống một đoạn (L2).

– Một số tình huống buộc phải hạ piston số 2 và vật được nâng xuống để phục vụ cho công việc thì người dùng chỉ cần tiến hành hạ khóa số 5 của kích lực để thông bình chứa chất lỏng công tác và xi lanh là được.

Cách sử dụng kích thủy lực đạt hiệu quả nhất

– Kiểm tra vít xả xem đã được vặn chặt hay chưa. Vặn chặt vít xả theo chiều kim đồng hồ, nếu vít xả chưa được vặn chặt, khi tiến hành kích sẽ không lên hoặc là không chịu được tải.

– Nhấn vào van cấp khí để tiến hành nâng kích, nhả van cấp khí khi muốn dừng kích.

– Tiến hành thao tác với các máy móc thiết bị đã được kê kích. Nếu thời gian thao tác dài, hãy sử dụng vật kê (mễ kê) để kê thay kích, sau đó nhấc kích ra trong quá trình sửa chữa.

– Khi sửa chữa xong kê lại kích và đưa mễ kê ra trước khi hạ kích xuống.

– Sau khi thao tác xong, tiến hành hạ kích bằng cách dùng tay công đi kèm kích để vặn xả từ từ ngược chiều kim đồng hồ đảm bảo máy móc, thiết bị được hạ xuống một cách từ từ, an toàn. Nếu vặn xả nhanh sẽ khiến kích tụt xuống đột ngột dưới tải trọng nặng của vật đang kích, có khả năng hỏng kích và sập kích gây nguy hiểm cho người sử dụng.

– Sau khi cần xi lanh đã được thu lại hết, tiến hành vặn chặt xả lại.

Bài viết là toàn bộ những thông tin chúng tôi muốn chia sẻ với các bạn về kích thủy lực. Hy vọng bài viết đã giúp các bạn hiểu rõ được cấu tạo kích thủy lực cũng như nguyên lý hoạt động để từ đó có thể lựa chọn được thiết bị phù hợp nhất với yêu cầu sử dụng của mình.

Địa chỉ công ty chế tạo, cung cấp kích thủy lực theo yêu cầu, uy tín, giá rẻ:

CÔNG TY KỸ THUẬT VÀ THIẾT BỊ CNC DUY LONG

Số điện thoại tư vấn : 0985112712

Email : thietbicokhiduylong@gmail.com

Địa chỉ: 924B, Kim Giang, Thanh Trì, Hà Nội

Hotline: 098 511 2712