Mua mỡ bôi trơn vòng bi, cách chọn mỡ bôi trơn vòng bi tốt nhất ? Mỡ bôi trơn (thường được gọi là mỡ bò, sau đây gọi tắt là mỡ) là chất bôi trơn thông dụng trong các máy móc công nghiệp, xây dựng, ô-tô, xe máy,… Mỡ có công dụng bôi trơn, chống rỉ và làm kín các ổ đỡ (ổ trượt, ổ bi, ổ lăn) trong máy móc nên rất quan trọng đối với tính năng làm việc và tuổi thọ của ổ đỡ.
THÀNH PHẦN VÀ TÍNH CHẤT MỠ BÔI TRƠN VÒNG BI
Mỡ được cấu tạo với ba thành phần gồm dầu gốc, chất làm đặc và các phụ gia, trong đó dầu gốc có chức năng bôi trơn, chất làm đặc để giữ dầu và các phụ gia để tăng cường tính năng làm việc của mỡ.
Dầu gốc trong mỡ có thể là dầu gốc khoáng hoặc dầu tổng hợp, chiếm 65 – 90% khối lượng mỡ. Độ nhớt của dầu gốc lỏng hay đặc tùy thuộc vào điều kiện vận hành (nhiệt độ, vận tốc).
Chất làm đặc chiếm 5-35% khối lượng và ảnh hưởng đến kết cấu của mỡ, càng nhiều thì mỡ càng đặc. Chất làm đặc thường dùng là xà phòng đơn (xà phòng Lithium, Calcium, Sodium,… ) hoặc xà phòng phức tạo thành từ các axit hữu cơ và kiềm vô cơ, hoặc có thể là chất liệu không xà phòng (sét, polyurea,…). Chất làm đặc được pha trộn với dầu gốc (đối với mỡ xà phòng) hoặc được phân tán trong dầu gốc (mỡ không xà phòng).
Các chất phụ gia có thể được cho thêm vào hoặc không tùy yêu cầu vận hành của mỡ, tối đa chừng 10%, gồm các phụ gia chống rỉ, chống ăn mòn, chống mài mòn, chịu cực áp, chống ô-xi hóa, đôi khi có thêm phụ gia bám dính và chất bôi trơn rắn.
Khi mỡ làm việc trong ổ đỡ thì do rung động và nhiệt, dầu trong mỡ sẽ tách ra và bôi trơn các chi tiết của ổ đỡ.
Các tính chất quan trọng của mỡ:
- Độ sệt / độ đặc NLGI: phụ thuộc chất làm đặc (loại, tỉ lệ), được đo bằng độ xuyên kim động
- Điểm chảy giọt: là nhiệt độ tại đó mỡ bắt đầu chảy lỏng, liên quan đến khả năng làm việc ở nhiệt độ cao của mỡ
- Tính kháng nước/ chống rỉ: khả năng bám dính, chống bị nước rửa trôi, làm kín ổ đỡ
- Độ bền cơ học: khả năng làm việc ở tốc độ cao
- Tính chịu tải/ chịu cực áp: tùy thuộc vào độ nhớt của dầu gốc và phụ gia chống mài mòn, cực áp
CÁCH LỰA CHỌN MỠ BÔI TRƠN VÒNG BI PHÙ HỢP
Việc lựa chọn mỡ tùy thuộc vào công dụng như hướng dẫn tổng quát trong bảng trên và theo khuyến cáo của nhà sản xuất thiết bị.
Mỡ Lithium và Lithium phức là các loại mỡ thông dụng nhất, đáp ứng yêu cầu bôi trơn cho dùng cho hầu hết các ứng dụng trong ô-tô và trong công nghiệp.
Mỡ Calcium/Calcium phức thường được dùng khi máy móc làm việc trong môi trường ẩm ướt như tàu biển, máy nông nghiệp, hầm mỏ.
Mỡ Polyurea thường được khuyến cáo cho ổ bi động cơ điện. Mỡ Nhôm phức màu trắng được dùng trong công nghiệp thực phẩm với dầu gốc là dầu trắng tinh khiết. Mỡ Sét không chảy được dùng cho các thiết bị làm việc ở nhiệt độ cao như lò nung, quạt gió công nghiệp,…
Mỡ số 2 và 3 (NLGI 2 và 3) thường được sử dụng trong đa số các ứng dụng.
Các loại mỡ mềm NLGI 000 đến NLGI 1 chủ yếu được dùng trong công nghiệp.
LƯU Ý KHI SỬ DỤNG MỠ BÔI TRƠN CHO VÒNG BI
- Các thùng chứa mỡ phải được để đứng, ở nơi thoáng mát, trong nhà kho có mái che, tránh ánh sáng trực tiếp và các nguồn nhiệt.
- Thời hạn bảo quản mỡ đến 5 năm . Mỡ bảo quản lâu có thể bị tách dầu nhưng không ảnh hưởng đến chất lượng.
- Dùng các dụng cụ sạch và khô để tra mỡ và bơm mỡ (súng bơm mỡ). Nên dùng các dụng cụ riêng cho từng loại mỡ khác nhau để tránh tạp nhiễm.
- Đậy kỹ các thùng mỡ đang sử dụng dở.
- Không trộn lẫn các loại mỡ khác nhau .
Để biết thêm chi tiết hơn về mỡ bôi trơn vòng bi cũng như được giải đáp thắc mắc liên hệ :
VÒNG BI MÁY CNC DUY LONG
Số điện thoại tư vấn : 0985112712
Email : thietbicokhiduylong@gmail.com
Địa chỉ: 924B, Kim Giang, Thanh Trì, Hà Nội
Hotline: 098 511 2712